• Facebook
  • Twitter
  • Skype
  • Mail
Replete
Hotline: 0981 296 966
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Khóa học cắt may
  • Khóa học thiết kế
  • Cơ hội nghề
  • Tư vấn
  • Tài liệu
  • Tin tức
  • Liên hệ

Người Hà Nội cùng nét đẹp trang phục

Trang chủ » Người Hà Nội cùng nét đẹp trang phục

"Ăn Bắc, mặc Kinh" - câu ngạn ngữ chỉ nét đẹp trong trang phục của người Kinh đô Thăng Long với dấu ấn Hà Thành cổ kính và thanh lịch. Và người Hà Nội rất tự hào với sự vinh danh ấy, đặc biệt là những cô gái của 36 phố phường thuở nào.

 
nét đẹp trang phục người hà nội
Trang phục áo dài của thiếu nữ thập niên 50. (Ảnh minh họa)
 
Theo thời gian, năm tháng, trước những xô bồ của cuộc sống, trước cơn lốc của thời hội nhập, rất nhiều thứ, nhiều giá trị đã bị cuốn trôi, song với người Thăng Long, Hà Nội, dù cho đi đâu ở đâu, họ vẫn luôn âm thầm giữ gìn nếp nhà, giữ văn hóa đất Tràng An qua việc dậy bảo con cháu cách nói năng, đi đứng, ăn uống và tất nhiên không thể thiếu văn hóa mặc đất Kinh Kỳ mà họ luôn tự hào.

Trải qua tiến trình lịch sử, cách ăn mặc của người Hà Nội cũng có sự thay đổi theo mỗi thời đại, nhưng vẫn giữ được nét thanh lịch, đậm nét văn hóa của vùng Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến.

Nhiều chứng cứ khoa học cho thấy người Hà Nội biết cách ăn mặc đẹp từ thời Hùng Vương. Nhìn vào những hình trang trí trên trống đồng Cổ Loa (đào được trong lòng đất Cổ Loa, Đông Anh - Hà Nội) đã có thể hình dung được người Hà Nội khi đó trong trang phục ngày hội: Đầu đội mũ có gắn lông chim, quần áo cũng làm bằng lông chim quý. Hình ảnh này được miêu tả phổ biến trên trống đồng.

Trong các triều đại phong kiến, có thể có sự phân biệt giữa tầng lớp vua, quan và dân chúng. Nam giới thuộc tầng lớp bình dân trong trang phục lao động thường ngày, có thể vẫn là đóng khố, phù hợp với sản xuất cũng như thời tiết nóng ẩm. Nữ giới mặc váy cho đến thời Minh Mạng. Có thể nói trang phục bình dân không có sự thay đổi nhiều suốt gần 2.000 năm.

Tầng lớp quý tộc ở Kinh đô Thăng Long - Đông Đô thì trang phục khá cầu kỳ và được ghi chép rất kỹ càng trong sử sách. Vào thời Lý, năm Canh Thìn (1040), Vua xuống chiếu phát hết gấm vóc ở trong kho ra để may áo ban cho các quan, từ ngũ phẩm trở lên thì áo bào bằng vóc.

Vào thời Trần, năm Hưng Long thứ tám (1300), quy định kiểu mũ áo: Quan văn đội mũ chữ đinh màu đen, tụng quan thì đội mũ toàn hoa màu xanh vẫn như quy chế cũ, ống tay áo của các quan văn võ rộng 9 tấc đến 1 thước 2 tấc. Từ thời Lê về sau, trang phục quý tộc có quy định chặt chẽ hơn dựa trên phẩm hàm

Người Hà Nội thời cận đại rất chú ý đến cách ăn mặc. Khâu đầu tiên là chọn lựa chất liệu của quần áo. Chất liệu may áo ưa chuộng, lúc đó là the mà phải là the dệt bằng tơ tằm, dệt thưa, nhuộm thâm, thường là the làng La Cả. Chất liệu may quần của nữ là lĩnh làng Bưởi mới là hàng tốt nhất, sợi mịn, mặt bóng. Quần của nam giới là lụa trắng làng Cổ Đô.

Ngoài ra, một số chất liệu vải cao cấp cũng hay được dùng như sa, xuyến, băng, là, xồi, đũi, nhiễu... đều là sản phẩm của các làng nghề ở Hà Nội hay các tỉnh lân cận sản xuất. Một số hàng đặc biệt hơn dành cho vương hầu là đoạn, gấm, vóc.

Thị dân các phố nghề, buôn bán, lao động thì ưa quần áo màu thâm, trắng và nâu. Quần áo nuộm bằng củ nâu vừa bền màu vừa bền sợi. Phường Đồng Lâm có nghề nhuộm vải nâu nổi tiếng. Thiếu nữ mới lớn thích nhuộm màu nâu non để tôn thêm vẻ đẹp nước da trắng ngần. Các ông bà thì thích nhuộm màu tiết dê. Phường Hàng Đào lại có nghề nhuộm điều.

Thợ may Hà thành rất khéo tay, thể hiện ở những kiểu áo quần, áo tứ thân (4 thân) là một trong những loại áo phụ nữ cổ nhất mà nay được biết. Khi mặc, người ta còn có thắt lưng bao xanh duyên dáng kèm theo. Một vài trường hợp thực dụng hơn, người ta thắt một cái "ruột tượng” thay cho thắt lưng để đựng tiền và các thứ lặt vặt. Một số người còn đeo bên cạnh thắt lưng một chiếc xà tích bằng bạc đựng vôi ăn trầu. Có khi áo tứ thân còn thêm một vạt để cài khuy, thường là 5 khuy. Bên trong áo tứ thân là yếm trắng, yếm đào.

Người Hà Nội có văn hóa mặc rất đặc trưng. Họ mặc đẹp, cái đẹp của sự nền nã, kín đáo chứ không phô trương, lòe loẹt. Nét văn hóa đặc trưng này luôn được họ gìn giữ ngay cả trong thời chiến tranh thiếu thốn, những năm bao cấp khó khăn hay trước cơn lốc của thời kỳ mở cửa. Mỗi thời kỳ lại có những trang phục riêng nhưng tất cả đều tuân theo "mẫu số chung", đó là sự thanh lịch.

Trước năm 1954, phụ nữ trong các gia đình trí thức, tư sản cứ bước ra đường, dù chỉ là đi chợ cũng mặc áo dài. Thậm chí ở những gia đình buôn bán luôn có khách ra vào thì người phụ nữ trong gia đình đó cả khi ở nhà cũng mặc áo dài. Ngày lễ tết lại có những chiếc áo riêng, đẹp và sang trọng hơn. Phụ nữ lao động thì mặc áo tứ thân mớ ba mớ bẩy.

Hòa bình lập lại ở miền Bắc, những phụ nữ lớn tuổi trong các gia đình tư sản trước kia phải khó khăn lắm mới làm quen được với chiếc áo sơ mi thay cho áo tân thời. Còn những người trẻ và hăng hái thì dễ dàng hòa nhập hơn. Và như thế, chiếc áo dài đã gần như vắng bóng suốt một thời gian khó của đất nước từ những năm 60 cho đến tận cuối những năm 80 của thế kỉ trước.

Trong những năm đầu thế kỷ XXI này, ngoài những trang phục đã trở thành lễ phục của cả nước như áo dài cho phụ nữ, áo vest, sơ mi, quần Tây cho nam giới, người Hà Nội còn sáng tạo ra muôn vàn mốt quần áo mới thích hợp với mọi tầng lớp nhân dân và cũng chịu ảnh hưởng của thời trang quốc tế.

Và hôm nay, dù cho thời gian, năm tháng chảy trôi, trước những xu hướng thời trang quốc tế, trước những xô bồ của cuộc sống, trước cơn lốc của thời hội nhập, rất nhiều thứ, nhiều giá trị đã bị thay đổi, thì vẫn còn đó các thế hệ nơi Hà Nội 36 phố phường nối tiếp nhau giữ hồn túy đất Thăng Long văn hiến. Họ vẫn hòa nhập với thời cuộc với các loại váy áo phương Tây trẻ trung, hiện đại nhưng cũng không rời xa nét Tràng An thanh lịch. Nơi mỗi vạt áo của những người con đất Thủ đô dường như ta vẫn thấy hồn Thăng Long vương vất.

Như một quy luật tất yếu của lịch sử, trang phục của người Thăng Long - Hà Nội đã có nhiều thay qua từng thời đại. Tuy nhiên nét riêng độc đáo từ vẻ đẹp lịch sự, trang nhã trong phong cách ăn mặc và trong kiểu cách quần áo cùng với lối trang sức Hà Thành vẫn được bảo tồn như là một đặc trưng riêng của văn hóa Hà Nội.
Chương trình Thức dậy Hà Nội (Đài PT&TH Hà Nội)

Khóa học cắt may

  • Khóa học cắt may cơ bản
  • Khóa học cắt may nâng cao
  • Khóa học cắt may chuyên nghiệp
  • Khóa học dạy thiết kế rập thời trang trên máy tính
  • Khóa học dạy vẽ thời trang
  • Hỗ trợ xây dựng chiến lược kinh doanh thời trang
  • Khóa học cắt may áo sơ mi nữ
  • Khóa học cắt may ngắn hạn
  • Khóa học cắt may thời trang trẻ em
  • Khoá học cắt may áo dài

Khóa học thiết kế

  • Nội dung khóa học thiết kế thời trangNội dung khóa học thiết kế thời trang
  • Khóa học dựng mẫu trên MANNEQUINKhóa học dựng mẫu trên MANNEQUIN
  • Khóa học vẽ diễn họa thời trangKhóa học vẽ diễn họa thời trang
  • Khóa học stylistKhóa học stylist
  • Khóa học vẽ tay thời trangKhóa học vẽ tay thời trang
  • Khóa học vẽ thời trang trên máy tínhKhóa học vẽ thời trang trên máy tính
  • Khóa học phương pháp phối màuKhóa học phương pháp phối màu
  • Khóa học trang trí áo phôngKhóa học trang trí áo phông
  • Trung tâm dạy thiết kế rập nhảy size và giác sơ đồ tại Hà NộiTrung tâm dạy thiết kế rập nhảy size và giác sơ đồ tại Hà Nội

Bài viết mới

  • Khái niệm về trang phục Tuxedo và những điều cần biếtKhái niệm về trang phục Tuxedo và những điều cần biết
  • Lời Khuyên Vàng Cho Các Chủ Shop Thời TrangLời Khuyên Vàng Cho Các Chủ Shop Thời Trang
  • Những cách kinh doanh đồ handmade hiệu quảNhững cách kinh doanh đồ handmade hiệu quả
  • Vân Từ - sức sống mới từ nghề may truyền thốngVân Từ - sức sống mới từ nghề may truyền thống

Liên hệ 0981296966

ĐÀO TẠO CẮT MAY VÀ THIẾT KẾ THỜI TRANG VEST NGUYỄN

Địa chỉ 1: 24B Nguyễn Ngọc Nại - Thanh Xuân - Hà Nội . ĐT: 0981 296 966
 

Địa chỉ 2: 35 Phạm Thận Duật , Cầu Giấy, Hà Nội . ĐT : 0981 296 966

 

 

© Copyright - Nam Nguyễn
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Khóa học cắt may
  • Tư vấn
  • Tư vấn
  • Tin tức & Sự kiện
  • Liên hệ